Chất lượng giàn giáo- Vấn đề đáng quan tâm |
Giàn Giáo là gì?
Giàn giáo là những ống thép ghép lại với nhau bằng những mối hàn MIG/MAG ( hàn CO2) thành từng khung theo một quy cách nhất định, có chức năng như một hệ chống đỡ cốp pha sàn tạo nên sàn thao tác để làm cốp pha, giàn giáo còn dùng để tạo nên các sàn dùng che chắn an toàn cho không gian đang hoạt động phía bên dưới.
Vì sao việc áp dụng mối hàn MIG/MAG (CO2) cho giàn giáo lại chắc chắn?
Mỏ hàn MiG/MAG bán tự động
Chúng ta sẽ ôn lại về lịch sử ngành hàn nhé. Sự ra đời của phương pháp hàn MIG/MAG :
Vào những năm 1920 đến năm 1926, hãng GENERAL ELECTRIC đã nghiên cứu cách thay que hàn điện bằng một sợi dây dẫn nóng chảy liên tục dưới tác dụng của hồ quang điện nhưng những nghiên cứu của họ đã không thành công.
Đến năm 1948, các nhà nghiên cứu của viện nghiên cứu BATTELE MEMORIAL đã dùng phương pháp như trên nhưng sử dụng khí trơ ( Argon). Do áp dụng cách mới này nên tia hồ quang được bảo vệ và phương pháp trên đã thành công. Nhưng do giá thành quá cao nên công nghệ này vẫn chưa được phổ biến.
Mãi đến năm 1953, khi thay khí Cacbonic (CO2) thay cho khí trơ ( Hàn MAG), phương pháp hàn trên đã được áp dụng phổ biến, được phát triển vượt bậc vào năm 1960 và đến thời gian sau này.
Hàn MAG (hàn bán tự động) là hàn bằng điện cực nóng chảy trong môi trường bảo vệ là khí hoạt tính CO2. Khi hàn khí CO2 bị đốt nóng và tạo ra khí CO, khí này không hòa tan trong kim loại (thép kết cấu) lỏng, khi ở nhiệt độ cao nó bảo vệ vũng hàn nóng chảy bằng cách dãn nở và di chuyển với tốc độ cao. Tạo cho mối hàn có độ đắp lớn và đường hàn dài liên tục, chống hiện tượng bị oxy hóa và tạo độ liên kết rất cao giữa hai vật hàn .
Quy cách nào là chuẩn cho giàn giáo? Vì sao giàn giáo lại có quy cách như vậy?
Do yêu cầu của công tác thi công xây dựng, đòi hỏi phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và phổ biến các kết quả đạt được. Tháng 3 năm 1978, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị chuyên đề ” giàn giáo, ván khuôn ” trong ngành xây dựng để rút kinh nghiệm chung. Sau hội nghị này, Cục quản lý thi công đã tạo điều kiện cho hai cán bộ của cục là Phan Hùng và Trần Như Đính biên soạn tài liệu ván khuôn và giàn giáo, nhưng những tài liệu trên chỉ hướng dẫn cách thi công và sử dụng chứ không nêu rõ về quy cách giàn giáo. Hiện nay có nhiều loại giàn giáo với quy cách khác nhau, tùy theo kết cấu của công trình, có nhiều loại giàn giáo chuyên dụng được thiết kế đặc biệt phục vụ cho thi công. Nhưng loại phổ biến nhất và thông dụng nhất tại Việt Nam có quy cách như sau:
Quy cách giàn giáo khung 1m7 :
Độ dày ống Ø42 : 2mm
Ngoài ra giàn giáo còn có loại có chiều cao thấp hơn là 1m53, 1m2, 0.9m
Chiều cao : 1700mm
Chiều rộng : 1250mm
Chủng loại : Sơn dầu, Nhúng kẽm, Tĩnh điện
Trung tâm kiềm định Quatest 3 chứng nhận đạt độ chịu lực như bảng tải trọng bên dưới.
tải trọng dàn giáo, bảng tải trọng dàn giáo
Bảng tải trọng cho phép trên dàn giáo khung do Trung Tâm Kỹ Thuật Đo Lường Chất Lượng 3 – QUATEST 3 kiểm tra
Giàn giáo chịu các lực tác động chủ yếu là theo phương thẳng đứng và phương xô ngang nên chất lượng thép dùng để sản xuất giàn giáo rất quan trọng, thép sử dụng không được quá cứng hoặc quá mềm, độ dày ống thép phải đạt chuẩn 2mm (ống càng dày thì chất lượng giàn giáo càng cao).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét