Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Điều kiện bắt buộc khi sử dụng giàn giáo

Điều kiện bắt buộc khi sử dụng giàn giáo

Hằng năm, có hàng 100 vụ tại nạn giàn giáo mà hầu hết các nguyên nhân là do chủ quan, bất cẩn dẫn đến những thiệt hại về người và tải sản. Vậy làm sao để hạn chế tối đa các vụ tại nạn này, sau đây là các yêu cầu cần thiết để người sử dụng giàn giáo được an toàn hơn:

Điều kiện bắt buộc khi sử dụng giàn giáo
Điều kiện bắt buộc khi sử dụng giàn giáo
Hằng năm, có hàng 100 vụ tại nạn giàn giáo mà hầu hết các nguyên nhân là do chủ quan, bất cẩn dẫn đến những thiệt hại về người và tải sản. Vậy làm sao để hạn chế tối đa các vụ tại nạn này, sau đây là các yêu cầu cần thiết để người sử dụng giàn giáo được an toàn hơn:



Điều 1: Người làm việc trên cao phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Từ 18 tuổi trở lên.

- Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định kỳ 6 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém không được làm việc trên cao.

- Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do giám đốc đơn vị xác nhận.

- Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các PTBVCN khi làm việc trên cao: dây an toàn, quần áo, giày, mũ BHLĐ.

- Công nhân phải tuyệt đối chấp hành KLLĐ và nội qui an toàn làm việc trên cao.

Điều 2: Nội quy kỷ luật và ATLĐ khi làm việc trên cao:

- Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã qui định.

- Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến qui định, cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.

- Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.

- Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.

- Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt.

- Trước và trong thời gian làm việc trên cao không được uống rượu, bia, hút thuốc lào.

- Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.

- Lúc tối trời, mưa to, giông bão, hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên không đươc làm việc trên Giàn Giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trở lên, v.v.

Điều 3: Việc bắc Giàn Giáo cho công nhân làm việc ở trên cao cũng như việc tháo Giàn Giáo và cải tiến Giàn Giáo đều phải do cán bộ phụ trách kỹ thuật cho phép mới được thực hiện.

Điều 4: Giàn Giáo phải chắc chắn. Tay vịn lan can phải có chiều cao từ 0,9-1,15m so với mặt sàn. Khoảng cách giữa giàn và tàu không quá 200mm.

- Giàn Giáo phải cố định tránh đung đưa (nếu là giàn treo)

- Giàn Giáo chồng phải bảo đảm độ cứng vững, chắc chắn.

Điều 5: Dây cáp thép treo giàn phải thỏa mãn yêu cầu về kỹ thuật, mỗi tháng phải kiểm tra một lần nếu không bảo đảm phải thay thế. Các đầu Giàn Giáo chồng lên nhau phải cố định chắc chắn bằng dây cáp, dây thép. Bảo đảm không đứt, trượt giữa 2 giàn với nhau.

Điều 6: Tất cả nguyên vật liệu dùng làm Giàn Giáo, bệ đứng phải được kiểm tra định kỳ với thời gian không quá 6 tháng để xác định chất lượng, kể chất lượng các mối hàn.

Điều 7: Khi làm việc ở độ cao trên 2m mọi người đều phải đeo dây an toàn.
Ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể, nếu ở bên dưới có nhiều chướng ngại: các vật sắc nhọn, điện, các vật di chuyển có thể gây nguy hiểm đến tính mạng NLĐ, phải đeo dây an toàn khi làm việc ở độ cao từ 0,5m trở lên. Thực hiện các quy định về ATLĐ khi làm việc trên cao.

Điều 8: Nếu tổng chiều cao của Giàn Giáo dưới 12m có thề dùng thang tựa hoặc thang treo. Nếu tổng chiều cao trên 12m, phài có lồng cầu thang riêng.

Có hệ thống chống sét đối với Giàn Giáo cao. Giàn Giáo cao làm bằng kim loại nhất thiết phải có hệ thống chống sét riêng.

Điều 9: Giàn Giáo bố trí ở gần đường đi, gần các hố đào
Gần phạm vi hoạt động của các máy trục, phải có biện pháp đề phòng các vách hố đào bị sụt lở, các phương tiện giao thông và cẩu chuyển va chạm làm đổ gãy Giàn Giáo.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét