Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Áp dụng công nghệ mới tiết kiệm chi phí cho nhà thầu

Chi phí giàn giáo giàn chống trung bình chiếm 2 -4% tổng chi phí thi công xây dựng công trình cao tầng và công trình cầu tại Việt Nam. Công nghệ cho thuê giàn giáo thay vì mua và tự vận hành sẽ giúp giảm chi phí được từ 20 -30%, rút ngắn thời gian thi công bằng 1/10 so với trước đây. Công nghệ cho thuê giàn giáo và công nghệ cọc bê tông cốt thép (BTCT) dự ứng lực từ Nhật Bản là liều thuốc giúp nhà thầu xây dựng giải mã bài toán chi phí hiện nay.

Áp dụng công nghệ mới tiết kiệm chi phí cho nhà thầu
Áp dụng công nghệ mới tiết kiệm chi phí cho nhà thầu


Công nghệ cho thuê giàn giáo

Lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, Cty Nikken International Asia là nhà cung cấp dịch vụ cho thuê giàn giáo giàn chống lớn nhất tại Nhật Bản với tiêu chí an toàn, tiện dụng và vững chắc. Trước đây, 100% các nhà thầu xây dựng Việt Nam sở hữu giàn giáo, tái sử dụng với niềm tin chắc chắn sẽ chủ động và tiết kiệm chi phí. Bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu lên đến hàng tỷ đồng trong khi hiệu suất sử dụng rất thấp chỉ đạt trung bình 50%. Họ mệt mỏi với khối lượng sản phẩm cồng kềnh, nặng nề chất như núi trong kho bãi, dùng máy cẩu, xe tải, người lao động và tốn kém thời gian vận chuyển đến, vận chuyển đi khỏi công trường, trong khi đó vẫn mất thêm một khoản để lo quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa. Nikken cung cấp cho các nhà thầu hệ thống giàn giáo trọn gói với thời gian linh hoạt, số lượng vừa đủ, kèm theo bản vẽ kỹ thuật (bản kế hoạch phân phối vị trí giàn chống, bảng tính chịu lực) và có chuyên gia hướng dẫn lắp ghép. Theo ông Kazumitsu Tahara - Giám đốc dự án Cty xây dựng Sumitomo Mitsui - đơn vị thi công gói thầu cầu cạn Pháp Vân cho biết: “Do thời gian gấp rút vì tiến độ công trình bị chậm bởi công tác giải phóng mặt bằng, chúng tôi áp dụng công nghệ này đã giảm được 1/10 thời gian lắp ghép giàn giáo, trong khối lượng thi công phải xây dựng 9 nhịp cầu nhưng cách đây hai tháng khởi công đến nay đã bất ngờ hoàn thành 6 nhịp cầu”. Theo ông Sakaguchi - Giám đốc Nikken International cho biết: “Cầu cạn Pháp Vân là cơ hội để Nikken chứng minh năng lực, giới thiệu dịch vụ cho thuê giàn giáo đến tất cả nhà thầu xây dựng Việt Nam một cách thuyết phục nhất”.

Công nghệ cọc bê tông cốt thép dự ứng lực - nền móng vững chắc cho công trình cao tầng và chống sạt lở

Cách đây 50 năm, Tập đoàn PS đã phát minh công nghệ cọc BTCT dự ứng lực kiểu dáng hình học tiết diện dạng sóng. 8 năm trước đây, các chuyên gia Nhật Bản đưa vào ứng dụng công nghệ này làm kênh dẫn nước vào Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ. Nhận thấy tiềm năng trong việc áp dụng để xây các công trình hạ tầng, Cty CP Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai sử dụng kết hợp với bê tông tiền chế trong thi công xây dựng các công trình ngầm, kè bảo vệ bờ, chống sạt lở bến sông, kè biển…

Trong các bản vẽ thiết kế công trình cao tầng thường có tầng hầm để xe và hệ thống kỹ thuật của tòa nhà do yêu cầu của chủ đầu tư thường bị khống chế về chiều cao và diện tích có hạn. Vấn đề phức tạp đặt ra là việc thi công hố đào sâu trong khu đất chật hẹp liên quan đến kỹ thuật và môi trường, làm thay đổi trạng thái ứng suất, biến dạng, thay đổi mạch nước ngầm gây sụt nứt nền đất xung quanh nếu không có giải pháp thích hợp. Tại công trình Trung tâm thương mại chợ Mơ do TCty Vinaconex làm chủ đầu tư, Cty Vinaconex Xuân Mai thi công kết hợp giữa bê tông đổ tại chỗ và bán lắp ghép theo công nghệ mới cọc BTCT dự ứng lực để xây dựng 3 tầng hầm. Yêu cầu đặt ra là tường BTCT có độ dày 550mm, chiều sâu trung bình đạt cùng lúc mục tiêu chịu lực, chống ồn, không tạo rung động trong quá trình ép cọc. Vinaconex Xuân Mai chọn giải pháp sử dụng cọc cừ tiền chế đưa đến công trình không phải đào đất, không phải trộn bê tông tại chỗ, sau đó dùng máy ép thủy lực 600 - 800 tấn ép 349 cọc khoan nhồi, 784 cọc cừ xuống độ sâu 20m. Vừa không tạo tiếng ồn ảnh hưởng khu vực dân cư lân cận, bố trí làm việc chế độ 3 ca, công trình vừa hoàn thành nhanh so với tiến độ và tiết kiệm chi phí 10 - 15%.

Cọc BTCT dự ứng lực còn ứng dụng rộng rãi và an toàn so với công nghệ cũ trong việc xử lý nền móng yếu: cầu, cống, thủy lợi, thủy điện, đê, kè chống sạt lở… Công nghệ truyền thống của Việt Nam dùng loại kết cấu khác nhau tạo ra hiệu quả tuổi thọ và giá thành nhiều hạn chế: Gỗ chịu nước kém và hay mục, thép và BTCT bị nước mặn ăn mòn dễ nứt vỡ, đá hộc trọng lượng nặng và khó gia cố sửa chữa. Trong khi đó, cọc BTCT dự ứng lực có tính năng vượt trội: Chịu tải lớn, ít ảnh hưởng đến công trình lân cận, phương pháp thi công đơn giản, tiết kiệm chi phí văng chống khi đào đất. Xử lý chống thấm bằng lõi bê tông nhồi vào giữa 2 cừ kết hợp bê tông đổ bù phía trong đạt độ thẩm mỹ và chống thấm tốt. Hiện công nghệ này được áp dụng trong xây dựng nhà ở xã hội, với giá thành chỉ 8 triệu/m2/ tại chung cư 61 Ngô Thì Nhậm, chung cư Kiến Hưng...

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Cách sử dụng dàn giáo thi công hiệu quả

Ngọc Cường là nhà cung cấp nhiều mặt hàng thiết bị thi công dàn giáo để sử dụng với nhiều công việc cho công trình khác nhau như để cho công nhân thao tác trên các tường, vách, cột, hoặc dùng dàn giáo để chống sàn, bao che, dàn giáo xây dựng là thiết bị thi công xây dựng không thể thiếu được ở tất cả các công trình thi công xây dựng.
Cách sử dụng dàn giáo thi công hiệu quả
Cách sử dụng dàn giáo thi công hiệu quả

Cụ thể chi tiết hơn về việc dùng dàn giáo để cho công nhân thi công trên dàn giáo, trên mâm, sàn thao tác, thường được sử dụng như sau: về dàn giáo thi công , các công ty xây dựng thường dùng loại dàn giáo cao 1.7m, 2ly, cơ bản thường là dùng 2khung dàn giáo 1.7m + 2 giằng chéo dàn giáo  1.96m + 2 mâm thao tác sàn 360, ngoài ra các nhà thầu thi công hay công ty tư nhân mua về thêm 4 bánh xe dàn giáo để di chuyển bộ dàn giáo thi công linh hoạt và nhẹ nhàng hơn.

Tùy thuộc vào độ cao của sàn thi công, sàn xây dựng mà độ cao của dàn giáo thi công cũng được điều chỉnh và phù hợp với sàn và trần nhà hơn. Ví dụ: với độ cao của sàn xây dựng là : 7m thì có thể dùng loại dàn giáo 1.7m, với chồng dàn giáo lên 5 tầng, thì lúc này chúng ta có thể cần những ống thép thường là ống thép sắt loại Q49 được bổ sung thêm để giằng dàn giáo ở 4 góc , tạo ra độ an toàn vững chắc cho dàn giáo khi thi công , và những bộ dàn giáo thi công thường không thể thiếu cầu thang dàn giáo để công nhân di chuyển dễ dàng lên xuống dàn giáo .

Có nhiều loại bộ dàn giáo  thi công, tùy theo nhu cầu sử dụng của công việc mà bạn nên chọn những bộ dàn giáo thi công cho phù hợp với công trình của bạn.

Kỹ năng sử dụng giàn giáo khi thi công công trình xây dựng

Giàn giáo được biết đến như một thiết bị hỗ trợ mọi người làm việc trên một độ cao nhất định. Chính vì thế, những người trực tiếp sử dụng cần có những kiến thức cơ bản nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Kỹ năng sử dụng giàn giáo khi thi công công trình xây dựng
Kỹ năng sử dụng giàn giáo khi thi công công trình xây dựng


Để tránh những tai nạn xảy ra đòi hỏi người sử dụng giàn giáo cần phải tuân thủ các nguyên tắt về an toàn lao động. Chấp hành nghiêm mọi sự chỉ định cũng như nhắc nhỡ của người quản lí công trình. Muốn sử dụng giàn giáo xây dựng một cách an toàn và hiệu quả nhất cần chú ý các điều sau:

- Bắt buộc đeo dây an toàn tại những nơi quy định (làm việc trên cao hoặc những nơi nguy hiểm)

- Cần phải di chuyển nơi làm việc theo đúng quy định, nghiêm cấm việc đi lại trên đỉnh tường, các kết cấu đang thi công,...

- Phải có thang bắc ngang vững chắc tại những nơi nguy hiểm

- Không mang vác những vật nặng, cồng kềnh khi di chuyển lên xuống trên cầu thang gắn trên giàn giáo

- Không đàu nghịch, leo trèo qua cửa sổ, lan can an toàn vi phạm nội quy an toàn lao động trong việc thi công

- Nghiêm cấm việc sử dụng rượu bia trong thời gian làm việc

- Cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị (giày, mũ bảo hộ, dây an toàn,...) cho công nhân trong việc thi công trong công trình.

Dàn giáo thi công xây và dàn giáo xây dựng

Dàn giáo là các loại thiết bị sử dụng trong xây dựng (và trong các lĩnh vực dân dụng khác), dùng để nâng đỡ con người cùng các trang bị công cụ cầm tay, để thực thi các công việc làm trong không gian có độ cao lớn (vượt hơn tầm vóc con người) so với các mặt nền cơ sở thông thường (như là mặt đất, sàn các tầng nhà,…).

Dàn giáo thi công xây và dàn giáo xây dựng
Dàn giáo thi công xây và dàn giáo xây dựng


Dàn giáo  là thiết bị giúp con người có thể làm việc trên cao một cách an toàn. Dàn giáo  sử dụng chủ yếu trong xây dựng nên nó còn được gọi là dàn giáo thi công hay dàn giáo xây dựng hoặc giáo thi công ngoài (công trình), tuy nhiên nó còn có thể dùng cho các lĩnh vực công việc khác như: bảo trì, vệ sinh hệ thống vách kính bao quanh các nhà cao tầng, lắp đặt và sửa chữa hệ thống chiếu sáng đô thị, cứu hỏa,…)

Tuy nhiên, trong xây dựng dàn giáo  khác biệt với một loại giáo chống dùng để chống đỡ hệ thống cốp pha ( khuôn đúc bê tông ) dạng đáy nằm, bởi công năng sử dụng. Dàn giáo  hay còn gọi tắt là giáo công tác có chức năng duy nhất là tạo ra một sàn mặt bằng công tác nhân tạo cho người công nhân xây dựng đứng làm việc trên độ cao lớn an toàn. Còn giáo chống cốp pha có chức năng chủ yếu là chống đỡ hệ đà ngang và ván khuôn của hệ cốp pha đáy nằm (chủ yếu là chịu lực trong quá trình thi công đúc các kết cấu bê tông dạng nằm).

Dàn giáo  theo đúng nghĩa nguyên thủy của từ dàn giáo là những loại hệ kết cấu dạng thanh, dạng khung, dạng dàn để đỡ hệ thống sàn công tác cho con người làm việc an toàn trên cao. Về sau, được mở rộng ra để gọi tất cả các thiết bị nâng đỡ vị trí công tác của công nhân xây dựng khi họ làm việc trên cao (vượt chiều cao tự nhiên của họ) như: giáo ghế, thang leo, giáo treo, lồng công tác treo, xe thang,…

Quy định tiến hành lắp đặt giàn giáo

Điều 1: Người làm việc trên cao phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Từ 18 tuổi trở lên.

- Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định kỳ 6 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém không được làm việc trên cao.

Quy định tiến hành lắp đặt giàn giáo
Quy định tiến hành lắp đặt giàn giáo

- Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do giám đốc đơn vị xác nhận.

- Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các PTBVCN khi làm việc trên cao: dây an toàn, quần áo, giày, mũ BHLĐ.

- Công nhân phải tuyệt đối chấp hành KLLĐ và nội qui an toàn làm việc trên cao.

Điều 2: Nội quy kỷ luật và ATLĐ khi làm việc trên cao:

- Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã qui định.

- Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến qui định, cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.

- Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.

- Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.

- Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt.

- Trước và trong thời gian làm việc trên cao không được uống rượu, bia, hút thuốc lào.

- Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.

- Lúc tối trời, mưa to, giông bão, hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên không đươc làm việc trên Giàn Giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trở lên, v.v.

Điều 3: Việc bắc Giàn Giáo cho công nhân làm việc ở trên cao cũng như việc tháo Giàn Giáo và cải tiến Giàn Giáo đều phải do cán bộ phụ trách kỹ thuật cho phép mới được thực hiện.

Điều 4: Giàn Giáo phải chắc chắn. Tay vịn lan can phải có chiều cao từ 0,9-1,15m so với mặt sàn. Khoảng cách giữa giàn và tàu không quá 200mm.

- Giàn Giáo phải cố định tránh đung đưa (nếu là giàn treo)

- Giàn Giáo chồng phải bảo đảm độ cứng vững, chắc chắn.

Điều 5: Dây cáp thép treo giàn phải thỏa mãn yêu cầu về kỹ thuật, mỗi tháng phải kiểm tra một lần nếu không bảo đảm phải thay thế. Các đầu Giàn Giáo chồng lên nhau phải cố định chắc chắn bằng dây cáp, dây thép. Bảo đảm không đứt, trượt giữa 2 giàn với nhau.

Điều 6: Tất cả nguyên vật liệu dùng làm Giàn Giáo, bệ đứng phải được kiểm tra định kỳ với thời gian không quá 6 tháng để xác định chất lượng, kể chất lượng các mối hàn.

Điều 7: Khi làm việc ở độ cao trên 2m mọi người đều phải đeo dây an toàn. Ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể, nếu ở bên dưới có nhiều chướng ngại: các vật sắc nhọn, điện, các vật di chuyển có thể gây nguy hiểm đến tính mạng NLĐ, phải đeo dây an toàn khi làm việc ở độ cao từ 0,5m trở lên. Thực hiện các quy định về ATLĐ khi làm việc trên cao.

Điều 8: Nếu tổng chiều cao của Giàn Giáo dưới 12m có thề dùng thang tựa hoặc thang treo. Nếu tổng chiều cao trên 12m, phài có lồng cầu thang riêng.

Có hệ thống chống sét đối với Giàn Giáo cao. Giàn Giáo cao làm bằng kim loại nhất thiết phải có hệ thống chống sét riêng.

Điều 9: Giàn Giáo bố trí ở gần đường đi, gần các hố đào, gần phạm vi hoạt động của các máy trục, phải có biện pháp đề phòng các vách hố đào bị sụt lở, các phương tiện giao thông và cẩu chuyển va chạm làm đổ gãy Giàn Giáo.

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Lợi thế của cốp pha nhôm

Yếu tố quan trọng để tiết kiệm chi phí dự án xây dựng chính là tiến độ, thời gian. Việc sử dụng hệ thống cốp pha nhôm – một công nghệ hiện đại đang được áp dụng tại các nền kinh tế phát triển trên thế giới hiện nay – thực sự làm thay đổi mô hình cần có cho toàn bộ tiến độ xây dựng tại Việt Nam. Lợi thế đầu tiên phải nói tới là:
Lợi thế của cốp pha nhôm
Lợi thế của cốp pha nhôm
“Nhẹ”Cốp pha nhôm nhẹ hơn 30% so với cốp pha thông thường. Công nghệ sản xuất cốp pha nhôm hiện đại bắt đầu từ việc chế tạo các thanh nhôm thông qua quá trình nung chảy phôi nhôm tạo ra sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn nhẹ, cường độ và hiệu quả. Giữa các tấm sản phẩm nhôm nhẹ là tấm dầm nhôm, cường độ và trọng lượng nhẹ, tạo thành khối kết cấu hoàn hảo. Với kết cấu thiết kế hệ giằng trên giàn nhôm nhẹ (khung nhôm, khung tường và cốp pha trụ,…) dầm cốp pha nhôm có kết cấu khỏe, bền vững, dễ tháo dỡ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho toàn kết cấu hệ giằng.Lợi thể thứ hai: ” Dễ tháo lắp “Hệ trụ đỡ nhôm có thể lắp đặt ngoài hiện trường thi công giúp giảm thiểu các vết nối trên bề mặt sàn. Hệ trụ đỡ này cũng có thể điều chỉnh được (1m) của kích vít đạt cường độ phù hợp tỷ lệ trọng lượng và có thể đẩy (bay) bằng thanh đẩy. Đặc biệt, hệ trụ đỡ này còn có thể với tới được các chiều cao mái đua ra của công trình như tiền sảnh khách sạn, nhà thính phòng, nhà ga xe lửa… Với việc sử dụng cốp pha nhôm tự leo sẽ giảm số lần vận chuyển so với cốp pha thông thường. Có thể sử dụng dạng cốp pha này cho tường lõi, tường trượt, leo bằng hình trụ thủy lực hoặc cố định và đổ bê tôngLợi thế thứ 3 “Nâng tầng nhanh chóng”Hệ dầm được nâng bằng trụ, siêu nhẹ và dễ dàng để “bay” (nâng cao). Công nghệ hệ này loại bỏ hẳn hệ thống chống.Giàn ngang hoàn toàn phù hợp với bất kỳ diện tích thi công nào, lắp ráp ngay tại hiện trường. Kích vít đôi cho phép nhanh chóng điều chỉnh tại chỗ và đảm bảo sự phân phối trọng tải đều do các thanh dầm ngang được neo với nhau chắc chắn khoa học.

Hệ dầm bay cho phép hai pannel đối diện cùng được nâng lên đồng thời, khi cần thiết, hệ đỡ phụ được nối thêm và có thể chịu được tải trọng có mức chất lỏng đầy.Riêng cốp pha trụ nhôm là một giải pháp được đưa ra để thay thế cho gỗ và thép. Khi giàn nhôm nhẹ được nâng lên, mọi kết cấu khác, bao gồm các chân, các kích vít, tấm sàn, lan can và hàng rào bảo vệ,… cũng đồng thời được nâng theo.Người ta chỉ mất khoảng 15 – 20 phút để tháo, tách và lắp lại hệ giàn nhôm nhẹ. Chỉ cần 10 công nhân để thực hiện quá trình này bất kể kích thước của hệ giàn như thế nào.

Bởi vậy, hệ thống này không chỉ cho phép rút ngắn việc làm nhanh tầng mà còn giảm chi phí nhân công và thời gian sử dụng cần trục.Ngoài ra, có thể lựa chọn chu trình làm việc linh hoạt cho dự án của mình như chu trình làm việc 4 ngày/sàn, 3 ngày/sàn mà đảm bảo được mọi yêu cầu về tiến độ và sự an toàn.Tái sử dụng và an toàn vệ sinh công trường là lợi thế thứ 4Cốp pha nhôm có thể tái sử dụng đến 100 lần (tức là sản phẩm có thể sử dụng cho 4 – 5 công trình). Thông thường, dự án sử dụng lần đầu tiên sẽ hỏng khoảng 20%, 80% sản phẩm còn lại sẽ được tái sử dụng cho dự án sau. Cốp pha nhôm rất dễ xử lý trong công tác làm sạch công nghiệp với quy trình khép kín, góp phần bảo quản sản phẩm tốt và vệ sinh môi trường (không bẩn bụi, an toàn).

Hiện nay, các công ty cung cấp sản phẩm đang có nhiều chương trình hỗ trợ các nhà thầu xây dựng để công nghệ mới này được áp dụng nhiều hơn tại Việt Nam. Với tầng đầu tiên, sẽ có chuyên gia Hàn Quốc trực tiếp hướng dẫn lắp đặt, thi công tại công trường. Ở các tầng tiếp theo, sẽ có kỹ sư người Việt tiếp tục hướng dẫn. Bản thiết kế cho dự án tiếp theo có thể được cung cấp miễn phí, đồng thời máy hàn nhôm cũng được cung cấp để sửa chữa cốp pha bị hỏng nhẹ, giúp khắc phục được và cung cấp thêm 10 – 20% phụ kiện do thất thoát trên công trường.

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Tìm hiểu quy trình sản xuất giàn giáo sơn tĩnh điện

Bước 1:  Xử lý bề mặt giàn giáo trước khi sơn
Giàn giáo trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý bề mặt:
Việc xử lý bề mặt sản phẩm nhằm mang lại các yêu cầu sau:
Giàn giáo sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí)
Giàn giáo sạch rỉ sét.
Giàn giáo không rỉ sét trở lại trong thời gian chưa sơn.
Tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và dàn giáo.
Do các yêu cầu trên mà việc xử lý bề mặt dàn giáo trước khi sơn thường được xử lý theo phương pháp nhúng dàn giáo vào các bể hóa chất.
Hệ thống các bể hóa chất bao gồm các bể sau:
Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ.
Bể rửa nước
Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl.
Bể rửa nước.
Bể chứa hóa chất định hình bề mặt.
Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt.
Bể rửa nước.
Các bể này được xây và phủ nhựa Composite, hay làm bằng thép không rỉ.
Dàn giáo đem sơn được đựng trong các rọ làm bằng lưới thép không rỉ, di chuyển nhờ hệ thống balang điện qua các bể theo thứ tự trên.
Tìm hiểu quy trình sản xuất giàn giáo sơn tĩnh điện
Tìm hiểu quy trình sản xuất giàn giáo sơn tĩnh điện

Bước 2: Sấy khô bề mặt giàn giáo trước khi sơn

Dàn giáo sau khi xử lý hóa chất phải được làm khô trước khi sơn, lò sấy khô GIÀN GIÁO có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa giàn giáo vào sơn.
Thông thường lò sấy có dạng hình khối. Dàn giáo được treo trên xe gòng và đẩy vào lò.Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.

Bước 3: Sơn giàn giáo
Dàn giáo sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun và thu hồi sơn.
Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.
Buồng phun sơn có 2 loại:
Loại 1 súng phun: Sử dụng 1 súng phun, giàn giáo sơn được treo, móc bằng tay vào buồng phun.
Loại 2 súng phun: Dàn giáo sơn di chuyển trên băng tải vào buồng phun, 2 súng phun ở 2 phía đối diện phun vào 2 mặt của sản phẩm.
Để sơn và thu hồi bột sơn, ta cần có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm máy nén khí và máy tách ẩm.


Bước 4: Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm
Sau khi phun sơn, giàn giáo được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy: 1800C – 2000C trong 10 phút
Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.

Sau khi hoàn tất dàn giáo có bề mặt bóng đẹp, nước sơn đều, tăng khả năng chống oxy hóa. Ngoài ra các sản phẩm: giằng chéo dàn giáo, cột chống, cây chống, mâm giàn giáo và các thiết bị xây dựng khác..... khi sơn tĩnh điện cũng được xử lý theo quy trình trên.

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Dàn giáo hay giàn giáo

Theo từ điển Tiếng Việt thì ý nghĩa của dàn giáo hay giàn giáo được giải thích như sau:

Dàn giáo : Là một kết cấu chịu lực, cấu tạo từ những thanh bằng gỗ, thép, bêtông cốt thép…, dùng làm hệ thống chịu lực chính trong xây dựng ( mái nhà, nhịp cầu.. ) và trong các kết cấu xây dựng khác.
Giàn giáo : Toàn thể những gióng, cột , xà, ván giằng với nhau, bắc tạm cho thợ đi được trong một nhà đang làm, xây tường lên cao, lợp mái… Kết cấu bằng các thanh giằng bằng kim loại, bê tông cốt thép, gỗ hoặc vật liệu kết hợp, chịu lực của mái nhà, nhịp cầu, công trình thủy công, tên lửa…
Dàn giáo hay giàn giáo
Trong lĩnh vực xây dựng, do ý nghĩa của 2 từ dàn giáo hay giàn giáo tương đồng với nhau nên việc gọi dàn giáo hay giàn giáo đều chính xác.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Chất lượng giàn giáo- Vấn đề đáng quan tâm

Chọn mua giàn giáo chất lượng là mong muốn của tất cả các nhà đầu tư. Vậy chọn nhà cung cấp nào để sản phẩm giàn giáo đảm bảo các tiêu chí : chất lượng, an toàn, giá thành hợp lý v.v.. Đó là điều mà nhà đầu tư phải cân, đo, đong, đếm. Để cho các bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm của chúng tôi, hôm nay tôi xin chia sẻ cách để làm một bộ giàn giáo chất lượng.
Chất lượng giàn giáo- Vấn đề đáng quan tâm
Chất lượng giàn giáo- Vấn đề đáng quan tâm

Các loại giàn giáo thi công

Các loại giàn giáo thi công

Giáo chống theo phương đứng bao gồm các cột đơn, liên kết với nhau bằng giằng, tạo thành hệ thống ổn định vững chắc, hoặc tồ hợp từ các thành đơn tạo thành trụ giáo độc lập (giáo chuồng) để đỡ cốp pha.

Cột giáo đơn:
Cột giáo đơn bằng gỗ (như gỗ tròn hoặc ván xẻ dày có kích thước phổ biến là 10 x 10cm, 12 x 12cm) với giằng làm bằng ván, liên kết với cột bằng đinh.
Cột giáo đơn bằng kim loại (như cột chống đơn điều chỉnh chiều cao bằng ren ốc, cột chống gỗ thép kết hợp, cột nối chồng các đoạn bằng mặt bích, giáo chống rời v.v…) với giằng làm bằng ván, thép hình, ống giáo liên kết với cột bằng các loại khóa khác nhau.
Các loại giàn giáo thi công
Các loại giàn giáo thi công